Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
TRANG CHỦ
TIN TRONG NGÀY
GIA ĐÌNH
SỨC KHỎE
VĂN HÓA
THẾ GIỚI
VÒNG TAY NHÂN ÁI
NUÔI DẠY CON
PHÁP LUẬT
ĐỜI SỐNG
LÀM ĐẸP
MUA SẮM
VIDEO
DÂN SỐ
Y TẾ
XÃ HỘI
Gia đình ›
Thứ Sáu, 19/08/2011 20:37 (GMT+7)
Loài hoa đẹp nhất thế giới đẹp không cưỡng nổi
Với sắc tím xanh và mùi hương đặc trưng, loài hoa dại này được xếp vào top những loài hoa đẹp nhất thế giới.
Loài hoa chuông xanh được tìm thấy ở khắp cánh rừng châu Âu, nhưng không nơi nào ngoạn mục như ở Anh quốc và xứ Wales.
Chuông xanh mọc rải rác ở các thị trấn và thành phố nước Anh nhưng được tìm thấy nhiều nhất là trong các cánh rừng cổ đại. Loài cây này thích hợp với khí hậu ẩm, có bóng râm và ổn định. Vì vậy mà rừng là nơi lý tưởng nhất cho loài hoa này sinh trưởng. Tuy nhiên, ở phần phía bắc và phía tây của Anh, chuông xanh cũng có thể được tìm thấy trong tất cả các loại môi trường sống, chẳng hạn như hàng rào hoặc thậm chí là khu vực gần biển ở Cornwall.
Có sự khác biệt về màu sắc của hoa chuông xanh khi mọc ở hai địa điểm khác nhau. Tại Anh quốc chuông xanh có màu tím xanh nhưng tại Tây Ban Nha, nó lại có màu xanh nhạt.
Đi bộ khoảng 1,5 dặm từ miền nông thôn đến cánh rừng Ashridge tại Hertfordshire. Đi dọc theo lối mòn là con đường dẫn đến khu rừng. Bạn sẽ thấy sự hiện diện tuyệt đẹp của những thảm hoa chuông xanh nằm bên dưới tán sồi xanh tươi tốt. Loài hoa này chiếm lĩnh cả một vùng đất rộng mà hầu như không có cây trồng tầng thấp nào khác nữa ngoài cây dương xỉ.
Những tia nắng yếu ớt đâm xuyên qua tán lá sồi chiếu xuống thảm hoa chuông, làm cho khung cảnh đẹp mơ màng. Khu rừng rộng 2.000 mẫu thuộc khu bảo tồn quốc gia Anh, khi mùa xuân đến khu rừng ngập trong sắc xanh tím của hoa chuông, một thảm dày đặc chen chút nhau ươm mầm sống cho khu rừng rồi lại chết đi vào đầu mùa hè. Một chu kì cứ lặp đi lặp lại như thế.
Những tia nắng yếu ớt đâm xuyên qua tán lá sồi chiếu xuống thảm hoa chuông, làm cho khung cảnh đẹp mơ màng. Khu rừng rộng 2.000 mẫu thuộc khu bảo tồn quốc gia Anh, khi mùa xuân đến khu rừng ngập trong sắc xanh tím của hoa chuông, một thảm dày đặc chen chút nhau ươm mầm sống cho khu rừng rồi lại chết đi vào đầu mùa hè. Một chu kì cứ lặp đi lặp lại như thế.
Nơi đây rất thu hút các nhà làm nghệ thuật, chẳng hạn như các nhiếp ảnh gia, họa sĩ... Những thước phim, những bộ ảnh, những bức họa tuyệt đẹp được ra đời trong khung cảnh thơ mộng này.
Khi bạn đi lang thang trong khu rừng, bạn có thể thấy rất nhiều động vật hoang dã bao gồm cả nai và nhiều loài chim. Mang theo ống nhòm bạn có thể quan sát thấy nhiều loài chim làm tổ trên thân cây trong khu rừng.
Vườn quốc gia Bryngarw là một thiên đường tản mạn thật sự cho những ai đam mê thực vật và động vật. Con đường băng qua vùng đầm lầy này rất nhiều cây dương xỉ, nấm và rêu là một phần môi trường sống đa dạng của thực vật. Công viên này cũng là ngôi nhà chung của các loài bướm, chuồn chuồn và côn trùng trong những tháng mùa hè.
Khu rừng Dean, giáp với sông Severn ở phía đông nam, giáp sông Wye phía tây nam và giáp với biên giới xứ Wales là một trong những khu vực đặc biệt nhất của nước Anh, mang một nét đẹp duyên dáng, quyến rũ và độc đáo riêng của mình mà nhân vật chính làm nên nét đẹp đó không loài hoa nào khác ngoài thảm hoa chuông. Cảnh quan tuyệt đẹp và phong cảnh ngoạn mục đã truyền nguồn cảm hứng dạt dào cho các họa sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, cũng như nhiều du khách, đã khiến họ quay trở lại đây nhiều lần hơn.
Đến rừng trong tháng Tư và tháng Năm để thưởng thức vẻ đẹp tráng lệ của đỗ quyên và cây hoa bụi tại công viên Lydney vào mùa xuân, nơi bạn cũng có thể xem một số còn tàn tích còn lại của đế chế La Mã ở Anh như một đền thờ La Mã. Vào mùa xuân, là thời gian đẹp nhất trong năm khi các cánh rừng tự biến đổi thành một thảm mềm hoa chuông xanh.
Mặc dù các cánh rừng hoa chuông mở của quanh năm cho người đi bộ, nhưng riêng với loại phương tiện 2 đến 4 bánh được phép vào khu rừng một năm chỉ hai ngày chủ nhật. Phương tiện này chỉ dành cho người già và khuyết tật. Các quản lí sẽ cho họ một cơ hội chiêm ngưỡng rừng hoa tuyệt đẹp này.
Chuông xanh là hoa yêu thích của người Anh, loài hoa mang biểu tượng của sự khiêm nhường, lòng biết ơn và còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu
Theo Tuệ Tâm
Zing/BĐVN
Mùa hoa từ trái tim người
Thứ Năm, 9/1/2014 8:7 (GMT+7)
269
5999
Đà Lạt Blog
/da-lat-blog/
da-lat-blog
980711
Mùa hoa từ trái tim người…
0
Article
101167
Mùa hoa từ trái tim người…
Cập nhật lúc 11:08, Thứ Ba, 24/12/2013 (GMT+7)
(LĐ online) - Chẳng biết từ lúc nào, nhưng có lẽ đã rất lâu – cây mai anh đào đến rồi nhận vùng đất này là quê hương mình. Thế rồi Đàlạt không còn là cái tên gọi duy nhất của vùng đất này, mà nhiều người mỗi khi nhắc đến loài hoa mai anh đào là nghĩ ngay đến Đà Lạt. Cứ mỗi độ mùa đông vừa đi qua và rất đều đặn như thế – những nụ hoa được chắt chiu, đau đáu quặn mình sau 365 lần đi qua của ngày và đêm lại tách mầm, xé nụ, tô thắm cho vùng đất Cao nguyên một màu tím hồng đáng yêu, đáng nhớ lắm…
Ảnh: MPK |
Còn nhớ những ngày đã rất xa – đám con nhà nghèo thường hay leo trèo bẻ cành, hái trái. Khi thì trái ổi, trái mận, trái đào … nhưng cũng nhiều khi là trái mai trong mùa tháng ba, tháng tư. Ngày trước, cây mai anh đào không là tên thường gọi của bậc cao niên, mà thường gọi ngắn gọn là cây mai – nên đám trẻ cũng gọi là trái mai, chứ chẳng bao giờ gọi là trái mai anh đào. Mùa cây mai trổ hết bông, xum xuê cành lá, cơn mưa đầu mùa đổ về thì cũng là lúc những chùm trái nhỏ xíu tượng hình, rồi mấy tháng núp trong tán lá, chợt một ngày lớn bằng đầu ngón tay đứa con nít chín đỏ, treo lủng lẳng như những chiếc đèn lồng gắn trên cây cổ thụ. Chỉ chờ có thế, đám con nhà nghèo trèo cây, hái trái, bỏ vào miệng nhai nhóp nhép cho cái vị đăng đắng, chan chát, chua chua … quyện vào nhau … mà làm nên tiếng ựt đến ngon lành.
Chẳng biết cây mai anh đào đến vùng đất đất này lúc nào – nhưng có một điều mà ai cũng biết. Đó là những cụ ông, cụ già – những người về vùng đất này mở đất đã thuộc mấy chục năm về trước vẫn dành một phần đất chật chội của nhà mình để có ít nhất một cây mai anh đào nương náu. Từ vùng đất Xuân Trường, Xuân Thọ, Trại Mát, Trại Hầm cho đến Cao Thắng, Tùng Lâm, Đa Thiện … những gốc mai anh đào đại thụ bây giờ vẫn còn đứng đó, mỗi mùa vẫn cho hoa, cho trái; mỗi mùa vẫn nén đau trút lá để chắt chiu những nụ hoa màu tím hồng và mỗi mùa vẫn báo hiệu mùa xuân đã về cho những lão nông tri điền tất bật chuyện cơm áo mà quên mất thời gian.
Cây mai anh đào bây giờ không còn là thứ trái duy nhất để đám con nít đến mùa leo cây hái trái mà cây mai anh đào đã trở thành nỗi nhớ của những đứa trẻ ngày xưa vì cuộc mưu sinh phải trong Nam, ngoài Bắc – mỗi năm một lần về thăm người thân, bạn bè trên vùng đất này. Cây mai anh đào bây giờ đã là tên gọi thứ hai đồng nghĩa, đồng cảm xúc để ai đó mỗi lần nghĩ về Đà Lạt. Vậy nên mới có câu hát : Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa… là thế !
Cây mai anh đào bây giờ không còn ẩn mình ở những vùng đất xa thành phố; là chiếc đồng hồ đếm thời gian cho những lão nông nghèo và không chỉ là nỗi nhớ của những người con xa xứ … mà cây mai anh đào bây giờ đã trở thành của chung; là nét chấm phá không thể thiếu trong sắc màu của phượng tím, trong trong chiều hôm lãng đãng vàng của mimôza hay trong cái rực rỡ đến chói chang của chùm hoa giấy đỏ. Lạ thay, rực rỡ đỏ của hoa giấy, lãng đãng vàng của mimoza và rất nhớ, rất thương của phượng tím … nhưng chẳng ai bảo đó là mùa xuân - mà sao chỉ cần một nụ mai anh đào vừa cựa mình xé nụ thì người ta giật mình bảo: Ô hay! Thêm một mùa xuân đã về !
Ngày cuối năm. Ngày mùa đông cuộn mình chờ giọt nắng xuân. Ngày nụ hoa anh đào nở thắm – người đời lại rưng rưng nhớ về lão nông Bùi Văn Lời bây giờ đã trở thành người thiên cổ. Nhớ những mùa Festival trước, vẫn thấy ông lão tuổi quá 70 – sáng sáng tinh mơ, sương che kín phố vẫn chăm chút tỉa cành, hái lá, bón phân cho những cây mai mai anh đào khó tính, phải làm duyên, làm dáng cho vùng đất này và trong lòng du khách. Sống với các loài hoa gần hết cả cuộc đời, nhưng có lẽ nhiều người biết đến ông bởi sự cặm cụi nhưng tài hoa, bởi sự chăm chút nhưng phóng đãng của người con xứ Quảng trót thương Đà Lạt, yêu các loài hoa. Vậy mà ngày từ giã cõi đời này – ông chẳng kịp mang theo một cánh hoa anh đào nào. Thêm một mùa hoa mai anh đào nữa lại nở, nhưng … thiếu bóng ông - bởi ông đã là người thiên cổ. Vắng bóng ông, hoa mai anh đào vẫn nở. Để rồi nhớ và thấm thía cái câu ông thường nói vui và rất thật: Hãy xem ta là người góp vui, chứ không bao giờ là người quan trọng nhất trong cuộc đời này!
Mùa xuân đang chờ từ ngày hôm qua, chứ chẳng phải sáng nay – bởi trên những nẻo đường, góc phố và cả những đồi núi xa vắng bóng chân người trên vùng đất này – hoa mai anh đào đang âm thầm trút nụ . Mùa xuân đang chờ từ ngày hôm qua chứ đâu phải sáng nay – bởi đã có thêm một mùa hoa từ trái tim người…
Ảnh: MPK |
Ảnh: Văn Báu |
Ảnh: MPK |
Văn Quang
,
Đăng lên Facebook Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter
ẩm thực
|
|
Thắng tôm thẻ, đừng chê tôm sú
Thắng tôm thẻ, đừng chê tôm sú
Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.
Quảng canh cũng nuôi tôm thẻ
Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam có thể nói là đang tăng lên từng ngày. Năm 2012, nếu như diện tích tôm thẻ chân trắng mới là 42 ngàn ha. Sang năm 2013 đã tăng lên 66 ngàn ha.
Tuy diện tích này hãy còn khiêm tốn so với diện tích nuôi tôm sú, nhưng nhờ năng suất cao hơn nhiều, nên sản lượng tôm thẻ chân trắng trong năm qua đã vượt qua tôm sú. Cụ thể, sản lượng tôm thẻ chân trắng là 280 ngàn tấn, trong khi tôm sú là 268 ngàn tấn.
Chất lượng con giống cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn, năng suất tốt hơn nhiều…, đó là những điểm quyết định để tôm thẻ chân trắng lấn át tôm sú. Ông Võ Quang Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), khẳng định: “Con tôm thẻ chân trắng do đã được gia hóa nên kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn tôm sú. Nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ 55 ngày là đã bắt đầu có lãi khi tôm đạt kích cỡ 120 con/kg, còn tôm sú phải 3 tháng mới bắt đầu có lãi”.
Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng
Ông Lê Văn Quang, TGĐ Tập đoàn Minh Phú, cho biết, sở dĩ con tôm thẻ chân trắng có thể lấn át con tôm sú không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn cầu, là nhờ con tôm này đã được trải qua một quá trình chọn tạo giống một cách bài bản trong nhiều năm qua. Hồi những năm 90 của thế kỷ trước, con tôm thẻ chân trắng chỉ lớn bằng con tôm đất, nên chưa được các nước nuôi thành sản phẩm xuất khẩu.
Khi ấy, Chính phủ Mỹ đã đầu tư khoa học công nghệ vào khâu chọn tạo giống cho con tôm thẻ chân trắng. Qua một quá trình chọn tạo công phu, đến nay, tôm thẻ chân trắng đã có những dòng đạt kích cỡ tới 13/15 hay thậm chí 8/12, tức là không thua kém gì so với tôm sú.
Một điều rất đáng lưu ý là không chỉ chiếm lĩnh các vùng nuôi công nghiệp, bán thâm canh, tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào những nơi vốn được coi là chỉ nên nuôi tôm sú, đó là khu vực nuôi quảnh canh. Trước đây, dù bị con tôm thẻ chân trắng tấn công mãnh liệt, nhưng quảng canh vẫn được coi là địa hạt riêng của con tôm sú. Tuy nhiên, điều này đã bắt đầu bị phá vỡ.
Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP, cho hay, hiện nay, ở bán đảo Cà Mau, tại những vùng nuôi quảng canh, thay vì thả nuôi tôm sú như bao năm qua, giờ đây, nông dân đã thả nuôi tôm thẻ trên 70% diện tích. Tôm thẻ ở đây cũng được nuôi theo kiểu quảng canh, tức là không cho ăn thức ăn công nghiệp mà tự tìm kiếm nguồn thức ăn từ tự nhiên.
Ông Lê Văn Quang, cho biết rõ thêm rằng gần đây, bộ phận thu mua tôm nguyên liệu của Tập đoàn Minh Phú đã đem về những lô tôm thẻ nguyên liệu có kích cỡ lớn 18-20 con/kg, mua được từ những người nông dân thả nuôi trong khu vực quảng canh. Số lượng mua mỗi ngày không nhỏ, từ 5-7 tấn. Điều này đủ để thấy rằng nông dân đã tự thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng quảng canh với diện tích lớn như thế nào.
Phải giữ tôm sú
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT chủ trương tiếp tục phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng sẽ không bỏ tôm sú, đặc biệt là ở các hệ thống nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến tại bán đảo Cà Mau. Việt Nam không bỏ con tôm sú, bởi nước ta là một trong số những nước ít ỏi vẫn còn nuôi con tôm này, nên vẫn có thị trường xuất khẩu cho nó.
Mặt khác, tại các hệ thống nuôi quảng canh như tôm – lúa, tôm trong rừng ngập mặn…, chưa có những đánh giá đầy đủ trong việc đưa con tôm thẻ chân trắng vào nuôi ở đấy, nên vẫn phải sử dụng tôm sú. Ông Trần Thiện Hải cũng cho rằng cần phải có cả tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú để doanh nghiệp dễ bán hàng hơn.
Ông Lê Văn Quang, chia sẻ, trên thế giới, các nước đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng gần hết. Tôm sú chỉ còn được nuôi ở Kolkata (Ấn Độ) và ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị trường tôm thế giới, tôm sú vẫn có thị trường rất tốt. Khoảng 20% người tiêu dùng tôm trên thế giới vẫn muốn ăn tôm sú, cho dù giá cao hơn so với tôm thẻ chân trắng.
Sở dĩ có điều này là vì hương vị của con tôm thẻ chân trắng vẫn chưa thể sánh được với tôm sú. Vì thế, vào thời điểm này, giá tôm sú thành phẩm vẫn đang cao hơn giá tôm thẻ chân trắng 2- 2,5 USD/kg.
Cũng vì con tôm sú vẫn có giá trị cao và thị phần đáng kể trên thị trường tôm thế giới, nên theo ông Lê Văn Quang, sau một thời gian đẩy mạnh phát triển tôm thẻ chân trắng và bỏ quên tôm sú, hiện tại, Thái Lan đang âm thầm chọn lọc, gia hóa tôm sú, nhằm chọn ra dòng tôm sú có những đặc tính sinh học tốt hơn so với tôm thẻ chân trắng, với mục đích sẽ phát triển trở lại loại tôm này.
Mặt khác, theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành tôm, nếu chỉ mải chạy theo tôm thẻ chân trắng, sẽ tới lúc ngành tôm Việt Nam gặp bất lợi lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi vì đi sau khá lâu so với nhiều nước, nên giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta vẫn đang cao hơn giá thành loại tôm này ở nhiều nước tới 10-20%.
Bằng chứng là mặc dù năm qua, Thái Lan bị thiệt hại nặng nề về sản lượng tôm, nhưng trong những ngày đầu năm này, giá tôm thẻ nguyên liệu từ Thái Lan nhập về Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá tôm thẻ nguyên liệu trong nước. Còn giá tôm thẻ chân trắng Ấn Độ vẫn đang thấp hơn giá tôm thẻ Việt Nam khoảng 2 USD/kg.
Vì thế, để cạnh tranh được trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp đang bắt buộc phải đi sâu vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng. Mà để làm được điều này, doanh nghiệp phải kiên trì, mất mấy năm trời mới bắt đầu bán được hàng.
Ông Quang cho rằng, Nhà nước nên có một chiến lược đầu tư cho con tôm sú ở khâu chọn tạo giống, gia hóa…, nhằm tìm ra dòng tôm sú có những đặc tính sinh học tốt hơn tôm thẻ chân trắng. Nếu làm được điều này, tôm sú lại có thể vượt qua tôm thẻ chân trắng để đứng ở vị trí số 1 trong ngành tôm Việt Nam.
|
Ngày 8/1/2014 - Theo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)